Hlu Là Trường Gì? Thông Tin Về Hlu Cho Thi Sinh Có Nguyện Vọng

1. HLU là trường gì cùng những thông tin chưa kể

Ngôi trường HLU

HLU thực chất là tên viết tắt tiếng Anh của ngôi trường Đại học Luật Hà Nội danh giá có quy mô đào tạo về ngành Luật lớn nhất Việt Nam - Hanoi Law University. Trường trực thuộc Bộ tư Pháp và chịu sự quản lý của nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường được thành lập ngày 10/11/1979 với cái tên Trường Đại học Pháp lý hà Nội trên cơ sở hợp nhất khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý. Khi mới thành lập trường chỉ có 4 khoa đào tạo chuyên ngành là: Khoa Hành chính - Nhà nước, Khoa Tư pháp, Khoa Luật Kinh tế và Khoa Luật Quốc tế. Hoạt động trong suốt 14 năm, mãi chó tới ngày 6/7/1993 Bộ Tư Pháp đã quyết định đổi tên trường thành Trường Đại học Luật Hà NN 97;i và từ đó cái tên được tồn tại cho tới ngày nay tại địa chỉ số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Với danh xưng là đơn vị đi đầu đào tạo Luật ở Việt Nam, trong suốt năm tháng hình thành và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn dành sự quan tâm trong công tác duy trì chất lượng giảng dạy, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều cơ sở đào tạo ngành luật khác trong nước. Vì thế mà Trường Đại học Luật mà một ứng cử viên hàng đầu cho ngôi vị Trường ban điều hành mạng lưới cơ sở đào tạo Luật của Việt Nam nhiệm kỳ mới 2024 - 2024 vào 21/9/2024.

Về cơ sở vật chất: Trong suốt thời gian phát triển, nhà trường luôn cải tiến, đổi mới giúp sinh viên được đào tạo trong môi trường đầy đủ nhất. Từ năm 2024 các mem HLU sẽ được thường xuyên check in với hàng cây phong lá đỏ. Diện tích trường Đại học Luật Hà Nội có vẻ khiêm tốn hơn so với các trường đại học top khác cộng thêm việc năm ở vị trí mặt đường đắc địa cho nên khuôn viên cửa HLU gần như không có nhưng về nhu cầu đào tạo th 36; trường mới xây được q tòa nhà mới đầy đủ tiện nghi phục vụ việc học của sinh viên

Về đội ngũ giảng viên: Tính đến 2024, trường có hơn chục giáo sư , trên trăm tiến sĩ. Đội ngũ giảng viên của trường thuộc loại oách nhất trong khối ngành luật pháp. Các thầy cô giảng dạy môn pháp luật đại cương hay luật chuyên ngành của các trường Đại học khác cũng hầu hết xuất phát từ Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra, trường thuộc Bộ tư pháp nên càng có điều kiện tương tác thực tiễn, đội ngũ thỉnh giảng thực tế dồi dào.

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư

2. Học phí trường đại học luật Hà Nội - HLU có gì đáng chú ý

Mức học phí trường Luật

Trường Đại học Luật Hà Nội không chỉ được nhiều thí sinh lựa chọn vì đam mê, vì thực hiện nguyện vọng mà còn bởi chất lượng giảng dạy, cung cấp nền tảng kiến thức tối đa giúp sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, khi tham gia học tập tại trường Luật, sinh viên được hưởng mức học phí khá hợp lý phù hợp với nhiều đối tượng. Theo đó năm học 2024 - 2024 này mức học phí nhà trường thu theo quy định chung của Bộ Gi áo dục và Đào tạo dành cho các trường công lập vì vậy so với các cơ sở đào tạo ngành Luật khác sinh viên hoàn toàn yên tâm tin tưởng đây là mức học phí thấp nhất.

Và cũng theo quy định, mỗi năm mức học phí của trường có sự tăng nhẹ vì thế so với năm 2024 mức học phí cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội năm học 2024 có một chút thay đổi nhỏ. Theo đó, năm nay sinh viên theo học tại trường theo hình thức tín chỉ với mức đóng 240.000 đồng/ tín chỉ. Tính trung bình mỗi kỳ từ 17 - 20 tín, mỗi sinh viên phải đóng tổng mức học phí cho trường chỉ dao động trong khoảng từ 4.080.000 đồng - 4.800.000 đồng. Có thể so sánh đây là mức lệ ph 37; khá thấp so với nhiều trường đại học khác trên cả nước.

Cũng chính vì mức học phí này mà năm nay trường Đại học Luật Hà Nội luôn xuất hiện trong danh sách tiêu chí chọn trường của các bạn thí sinh hiện nay. Mức học phí phù hợp, chất lượng đào tạo tốt, khối lượng kiến thức được cung cấp đầy đủ phục vụ cho công việc tương lai vậy còn chần chờ gì mà không lên kế hoạch học tập ngay từ bây giờ để có thể đạt được điểm số tốt nhất trong kỳ thi THPT quốc gia đạt được điểm cao tuyệt đố ;i rồi chờ đợi thông tin trúng tuyển để trở thành sinh viên trường Luật.

Việc làm Báo chí - Truyền hình

3. Đại học luật Hà Nội tuyển sinh 2024

Phương thức xét tuyển thí sinh vào trường Luật

Thí sinh tham gia tuyển sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông khi tham gia kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trước đó. Với những người tốt nghiệp trung cấp nhưng lại không có bằng tốt nghiệp THPT trước khi vào trường phải tham gia học và nhận chứng nhận đã hoàn thành chương trình văn hóa theo như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT .

- Có đủ sức khỏe để duy trì học tập theo quy định hiện hành. Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với sức khỏe trong trường hợp là người khuyết tật được công nhân bị dị dạng, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập bởi Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh do hậu quả để lại của chất độc màu da cam hoặc bị truyền nhiễm do là con đẻ của những người hoạt động kháng chiến bị nhi ễm chất độc hóa học.

Phạm vi tuyển sinh trong cả nước theo 02 phương thức tuyển sinh, cụ thể như sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển thí sinh có kết quả học tập 03 năm học bậc trung học phổ thông đạt loại giỏi với 40% trong tổng số chỉ tiêu

- Phương thức 2: Chiếm 60% tổng chỉ tiêu còn lại là dựa trên kết quả của Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia theo tổ hợp xét tuyển của từng ngành.

4. Cơ hội việc làm ngành luật hiện tại và tương lai

Cơ hội việc làm trong tương lai cho sinh viên ngành Luật

Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, cộng đồng kinh tế Asean AEC và một số các tổ chức, cộng đồng khác lại càng cần đến những người có kiến thức pháp luật. Theo ghi nhận từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động cho thấy, nhân sự ngành luật trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Ước tính 13.500 luật sư, 2.500 thẩm phán, 2000 công chứng viên, 2.800 chấp hành viên và 330 thẩm tra viên thi hành án dân sự cần để phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luậ t từ thời điểm hiện tại đến năm 2024. Đó là con chưa kể tới nhu cầu cán bộ tư pháp trong công chức nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương.

Sinh viên khi theo học ngành Luật sẽ có rất nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Học Luật không nhất thiết ra phải làm luật sư, làm trong tòa án hay Viện kiểm sát mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong ngành công an. Hoặc nếu muốn tự do, sinh viên Luật hoàn toàn có thể làm việc trong các doanh nghiệp tư vấn Luật, làm nhà báo viết về đời sống - pháp luật, mở văn phòng công chứng, văn phòng tư vấn luật,...

Next Post Previous Post